THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY IN

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 25/2018/NĐ-C, ngày 1/5/2018.

Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông.

Việc phân loại máy in cần xin giấy phép nhập khẩu theo nghị định 25/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động in và thông tư số 22/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông.

Theo đó, máy in chủ yếu được phân loại theo công nghệ thay vì công dụng để xin giấy phép nhập khẩu. Một số thiết bị in theo danh mục sau đây khi nhập khẩu phải xin giấy phép:

– Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số: máy in laser, máy in phun, máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress

– Máy in có chức năng photocopy màu và máy photocopy màu

– Máy in có tốc độ in lớn hơn 60 tờ (khổ A4)/phút và máy in khổ lớn (từ khổ A3 trở đi)

Bên cạnh những máy in phải xin giấy phép nhập thì có một số loại không cần phải xin như: máy in nhiệt, máy in 3D, máy in lụa…

Các loại thuế có thể phải nộp khi nhập khẩu máy in

Thuế nhập khẩu thông thường: 5%

Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%

Thuế GTGT VAT: 10%

Thuế nhập khẩu máy in từ Trung Quốc về Việt Nam là 0% 

QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY IN

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu máy in

Để xin giấy phép nhập khẩu máy in hồ sơ cần có bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu ghi rõ mục đích (sử dụng sản xuất, kinh doanh) 

– Catalogue của từng loại thiết bị in theo đơn xin cấp phép nhập khẩu

Có thể đăng ký giấy phép nhập khẩu online bằng cách gửi hồ sơ qua cổng thông tin Hải quan một cửa https://vnsw.gov.vn hoặc nộp trực tiếp tại Cục xuất bản. Dù đăng ký online hay trực tiếp thì doanh nghiệp vẫn sẽ nhận kết quả là bản giấy bình thường

Thời gian thông thường để cấp giấy phép nhập khẩu máy in là 5 ngày làm việc, nhưng nếu bạn muốn giảm thời gian cấp giấy phép xuống còn 1,2 ngày thì liên hệ với chúng tôi qua hotline 0972433318 

Đơn vị cấp giấy phép nhập khẩu máy in duy nhất là Cục xuất bản, in và phát hành tại số 10 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục nhập khẩu máy in

Các chứng từ cần chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu máy in:

– Hợp đồng thương mại (contract)

– Hóa đơn thương mại (invoice)

– Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing List)

– Vận đơn (Bill of Lading)

– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O)

– Catalogue chi tiết hàng hóa 

– Giấy phép nhập khẩu 

Bước 3: Làm thủ tục Hải quan

 Sau khi hàng hóa về tới cảng, mang đầy đủ bộ chứng từ liên quan đến lô hàng để làm thủ tục hải quan. Nếu hàng thuộc luồng vàng, đỏ tiến hành kiểm hóa hàng hóa và sau đó nộp thuế nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Đây là bài viết nói tổng quan về máy in nhập khẩu và thủ tục nhập khẩu máy in. Nếu các bạn còn thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp qua hotline của chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Nga/ Sunimex - 0932171636

Email: [email protected]

0966922800

0896444466