4 bước làm thủ tục nhập khẩu kéo

4 BƯỚC LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU KÉO

Các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu kéo thường sẽ đặt ra các câu hỏi: mã hs kéo cắt vải (scissor), kéo tỉa cành, kéo sử dụng trong gia đình, kéo cắt sắt (shear)…là mã nào? Thuế nhập khẩu kéo là bao nhiêu? Chính sách nhập khẩu kéo có gì đặc biệt không?...và rất nhiều các câu hỏi khác tương tự.

Bài viết hôm nay, Sunimex sẽ chia sẽ với các bạn về chính sách nhập khẩu kéo như thế nào, giúp các bạn có thể trả lời được các câu hỏi trên một cách dễ dàng.

Kéo là vật dụng quen thuộc đối với đời sống con người. Kéo được sử dụng trong công nghiệp, trong làm nông, làm vườn và trong gia đình. Kéo được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia trên thế giới khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Châu Âu.Tuy được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Những thủ tục nhập khẩu kéo các loại thì giống nhau.

Về mã hs code kéo:

Mã hs dành cho hàng hóa nói chung cho kéo các loại. Là bảng mã được áp dụng cho toàn thế giới. Để xác định được mã hs thì phải căn cứ vào chất liệu, cấu tạo, kích thước, chứng năng. Sau đây, SUNIMEX đã tổng hợp mã hs kéo các loại theo bảng dưới đây:

Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi

 

(%)

Thuế GTGT

 

(%)

Mã hs kéo sử dụng trong gia đình, kéo thợ may, kéo văn phòng. 82130000 25 10
Mã hs kéo tỉa cây và kéo cắt tỉa, kéo để tỉa loại lớn tương tự, loại sử dụng một tay (kể cả kéo cắt gia cầm). 82015000 20 10
Mã hs kéo tỉa xén hàng rào, kéo tỉa xén sử dụng hai tay và các loại kéo tương tự loại sử dụng hai tay 82016000 20 10
Mã hs kéo cắt sắt 82032000 20 10

Theo bảng trên thì có thể thấy mã hs của kéo có ba loại chủ yếu. Mã hs kéo dùng trong gia đình, dùng trong văn phòng, dùng cho thợ may; loại hai là kéo sử dụng làm trong nông nghiệp; loại ba là kéo dùng cắt sắt.

Mỗi loại kéo thì có các mức thuế suất nhập khẩu khác nhau. Thuế suất GTGT của kéo là 10%. Mức thuế suất cho kéo các loại trên đây là mức thuế suất ưu đãi. Ngoài thuế suất ưu đãi còn có thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất ưu đãi đặc biệt phụ thuộc vào nước xuất khẩu có phải là nước mà Việt Nam ký hiệp định thương mại không.

Để biết thêm về thuế ưu đãi đặc biệt cho loại kéo mà Quý vị nhập khẩu. Vui lòng liên hệ đến hotline: 0949 63 53 89 hoặc hotmail [email protected] để được chúng tôi tư vấn miễn phí nhé.

Về mức thuế suất nhập khẩu của kéo thì các bạn có thể tham khảo trích dẫn biểu thuế ở trên hoặc tra cứu trực tiếp trong biểu thuế cho phù hợp với loại hàng hoá mà công ty bạn nhập khẩu.

Chính sách nhập khẩu kéo các loại

Quy trình thủ tục và chính sách nhập khẩu kéo các loại được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019

Theo những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên. Thì mặt hàng kéo các loại không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu kéo các loại thì sẽ tiến hành bình thường như những mặt hàng khác. Đối với mặt hàng đã qua sử dụng thì nhập khẩu dưới dạng phế liệu và phải có giấy phép nhập khẩu.

Quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu kéo đó là xác định mã hs. Vì thế xác định mã hs chính xác thì có thể xác định được thuế gtgt, thuế nhập khẩu, chính sách nhập khẩu và quy trình làm thủ tục nhập khẩu kéo các loại.

Phần tiếp theo là tổng hợp mã hs của các loại kéo cắt vải, kéo làm vườn, kéo cắt sắt, kéo dùng trong gia đình. Mời Quý vị theo dõi tiếp phần tiếp theo.

Hồ sơ hải quan làm thủ tục nhập khẩu kéo bao gồm:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính  hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:

  • a) Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
  • b) Hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản sao; hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;
  • c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản chính.
  • d) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản sao.
  • e) Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
  • f) Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nếu hàng của bạn nhập khẩu từ các nước được ưu đãi thuế khi xuất khẩu vào Việt Nam.

Thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập:

Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.

Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì?

Luồng xanh thì chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành lấy hàng về, luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi hoàn thành thì tiến hành lấy hàng về.

Quy trình nhập khẩu kéo các loại

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cây kéo nhựa các loại gồm những bước sau đây:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs kéo các loại. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu kéo các loại.

Bước 3. thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

Trên đây là bốn bước cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu kéo các loại. Nếu các bạn chưa biết rõ về quy trình xuất nhập khẩu, thì hãy lựa chọn một đơn vị logistics có kinh nghiệm để hỗ trợ xử lý, vừa có thể giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình làm hàng. Quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian cho Doanh nghiệp của bạn, bạn có thể dành nhiều thời gian mở rộng kênh bán hàng hoặc quản bá sản phẩm mà không cần lo lắng về khâu lấy và giao hàng.

Xem thêm Fanpage SUNIMEX để cập nhật sớm nhất các chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Nguồn: Khắc - SUNIMEX

Liên hệ:

SĐT: 0949 63 53 89

Email: [email protected]

www.sunimex.com.vn

Xem thêm:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHÉN ĐĨA, VẬT DỤNG CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU KHUNG NHÔM SÂN KHẤU

0944 94 22 77

0896 44 44 66