Ưu nhược điểm của 2 hình thức thanh toán LC và TT
Thanh toán LC và TT – ưu, nhược điểm của 2 hình thức thanh toán
Thanh toán LC và TT là hai phương thức thanh toán rất phổ biến hiện nay trong thị trường Quốc tế. Thực tế cho thấy, thanh toán LC sẽ thông dụng hơn so với thanh toán TT, và mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu – nhược điểm riêng biệt, tùy trường hợp mà chúng ta có thể sử dụng.
Có rất nhiều khách hàng luôn đặt câu hỏi không biết nên lựa chọn phương thức thanh toán LC hay TT khi xuất hàng hóa. Bài viết này, SUNIMEX sẽ chia sẻ những nội dung liên quan giúp bạn có thể hiểu, so sánh, lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với doanh nghiệp, công ty, đơn vị mình.
Khái niệm về TT và LC
Trước tiên, muốn đi sâu vào vấn đề, có thể phân tích và so sánh được sự khác biệt giữa hai phương thức thanh toán phổ biến hiện nay là LC và TT các bạn cần phải hiểu được khái niệm của phương thức này.
1. LC là như thế nào?
– Phương thức này còn được hiểu là hình thức ngân hàng sẽ thay mặt cho người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu hay người cung cấp hàng hóa trả tiền đúng với thời gian đã quy định khi người xuất khẩu hay người cung cấp hàng hóa đã xuất trình đầy đủ tất cả những chứng từ phù hợp với quy định LC được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.
– Đây chính là tên viết tắt của từ Letter of Credit được hiểu thư tín dụng – nó có nghĩa là người mua cần phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng với bên mua để ngân hàng tại bên bán có thể đảm bảo được việc thanh toán (điều này đơn giản chính là tiền đặt cọc cho bên bán).
Sau khi bên bán đã giao hàng đúng hẹn, đầy đủ hàng hóa trong hợp đồng, đúng với điều khoản ở LC quy định thì ngân hàng bên bán sẽ thanh toán hết tất cả số tiền còn lại trong hợp đồng mua bán.
Nhưng đối với trường hợp bên bán không thực hiện đúng hoặc chưa thực hiện đúng với hợp đồng (điều này cần phải xác thực lại những trường hợp trong thực tế) thì bên bán có quyền từ chối nhận hàng (bên mua chỉ chi trả phí bất hợp lệ với bộ chứng từ).
2. Thanh toán TT là như thế nào?
– Đối với hình thức thanh toán bằng TT cũng đang là dạng thanh toán rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều bởi sự tiện lợi về hoạt động mua bán, và phương thức này cũng phù hợp với những đơn hàng có giá trị nhỏ, 2 bên đối tác thật sự tin tưởng lẫn nhau, đã làm việc với nhau trong thời gian dài, hay là trường hợp công ty mẹ – con.
– Phương thức TT được hiểu là Telegraphic tranfer – điện chuyển tiền: Phương thức này có 2 hình thức thanh toán là thanh toán trước và thanh toán sau.
TT trước, chính là người sử dụng sẽ phải chuyển tiền cho bên bán trước khi mua sau đó mới nhận hàng.
TT sau: sẽ là hình thức nhận hàng rồi mới thanh toán.
* Lưu ý: Cả hai phương thức đều phải dựa trên sự tin tưởng và hợp tác lâu dài mới có thể sử dụng phương thức này để giao dịch.
Quy trình thanh toán TT và LC có khác biệt nhau không?
1. Quy trình thanh toán TT:
Quy trình thanh toán của TT được thực hiện thông qua 4 bước như sau:
– Bước 1: Bước này được gọi là chuyển hàng và chứng từ, bên xuất khẩu sẽ đóng hàng, giao toàn bộ hàng hóa trong đó có kèm theo chứng từ, bộ chứng từ này rất cần thiết đối với bên mua, người mua cần phải kiểm tra thật kỹ tất cả những thông tin về đơn hàng, thông tin trên chứng từ đã chính xác hay chưa, có thông tin nào sai sót hay không.
– Bước 2: sau khi đã kiểm tra hoàn tất hàng hóa, cùng chứng từ, bên mua sẽ tiến hành viết lệnh chuyển tiền, gửi kèm theo bộ chứng từ đến ngân hàng, yêu cầu phía ngân hàng chuyển tiền cho bên bán. Với phương thức thanh toán này như đã nêu trên sẽ có 2 trường hợp cho doanh nghiệp, công ty lựa chọn đó là nhận hàng rồi trả tiền hay là trả tiền trước nhận hàng sau.
+ Với trường hợp đơn vị doanh nghiệp, công ty của các bạn lựa chọn hình thức trả tiền trước nhận hàng sau, thì hồ sơ cần phải chuẩn bị gồm:
• Lệnh chuyển tiền.
• Hợp đồng ngoại thương.
• Hợp đồng mua bán ngoại tệ (với trường hợp tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp không đủ, thì cần phải mua ngoại tệ để thanh toán cho đơn hàng xuất khẩu).
Sau khi đã nhận được hàng doanh nghiệp cũng cần phải bổ sung thêm một số giấy tờ với đơn hàng xuất khẩu bao gồm: Tờ khai hải quan, vận đơn và hóa đơn thương mại.
+ Trong trường hợp, doanh nghiệp, công ty các bạn lựa chọn hình thức chuyển tiền sau khi đã nhận được hàng, thì cần phải chuẩn bị một số giấy tờ như:
• Lệnh chuyển tiền.
• Hợp đồng ngoại thương.
• Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu như có).
• Tờ khai hải quan.
• Vận đơn
• Hóa đơn thương mại.
* Nhìn chung hồ sơ cho hai phương thức thanh toán đều giống nhau, chỉ khác nhau trong điểm trả tiền trước thì phải chuẩn bị 2 lần hồ sơ, còn đối với chuyển tiền sau, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các hồ sơ.
– Bước 3: Khi đã nhận đủ tất cả những giấy tờ, hồ sơ cần thiết của bên bán, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền cho bên mua, đồng thời sẽ gửi giấy báo nợ cho bên này.
– Bước 4: Ngân hàng sẽ chuyển tiền trả cho bên bán, và báo cáo với bên mua.
2. Quy trình thanh toán LC:
Quy trình thanh toán LC có thể được tóm lược một cách đơn giản theo phương thức chứng từ với các bước như sau:
– Bước 1: Bên mua và bên bán cùng ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa.
– Bước 2: Sẽ căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng tại bên mua gửi đến, ngân hàng sẽ tiến hành mở thư tín dụng LC cho người bán. Ngân hàng cũng tiến hành thông báo với người bán nội dung về việc mở thư tín dụng.
– Bước 3: Sau khi đã chấp nhận tất cả những điều kiện được nêu trong thư tín dụng, người bán sẽ tiến hành giao hàng cho người mua, lập và gửi tất cả những bộ chứng từ khi nhận hàng cho bên mua thông qua ngân hàng.
– Bước 4: Ngân hàng sẽ mở kiểm tra tất cả giấy tờ có trong bộ chứng từ đã phù hợp với điều kiện của LC chưa, nếu đã phù hợp thì ngân hàng sẽ tiến hành trả tiền cho bên bán.
– Bước 5: Ngân hàng LC sẽ đòi tiền bên mua sau khi đã chuyển bộ chứng từ cho bên mua hay là chấp nhận thanh toán theo giao dịch trên bộ chứng từ.
– Bước 6: Người mua sẽ kiểm tra tất cả bộ chứng từ, trả tiền hoặc chấp nhận chi trả tiền nếu thấy bộ chứng từ đã phù hợp với LC mở. Bên mua cũng cần phải xuất trình những chứng từ cho người nhận chuyển để có thể nhận được hàng.
Ưu nhược điểm của 2 phương thức thanh toán LC và TT:
1. Ưu điểm của hình thức thanh toán LC và TT:
* Đối với hình thức thanh toán bằng TT:
– Quy trình không quá phức tạp, các nghiệp vụ phát sinh cũng dễ dàng, nhanh chóng hơn so với hình thức LC.
– Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng sẽ tiết kiệm được nhiều thời hơn LC.
– Bên mua cũng không bị đọng vốn ký quỹ như LC.
– Chứng từ và hàng hóa cũng không phải làm cẩn thận như hình thức thanh toán LC. Bên hàng cũng không phải chịu sức ép rủi ro ho các phát sinh, có thể thu được tiền hàng ngay nếu doanh nghiệp, công ty sử dụng phương thức điện chuyển tiền.
– Chuyển tiền trước cũng sẽ giúp cho bên bán thuận lợi hơn trong quá trình giao dịch, vì khi giao dịch tiền trước khi giao hàng sẽ không sợ rủi ro, sự thiệt hại khi bên mua trả chậm, hay nợ lại ít.
– Chuyển tiền sau sẽ thuận lợi đối với bên mua hơn vì khi nhận được hàng, kiểm hàng xong mới hoàn tất quá trình giao dịch trả tiền, bên mua sẽ không phải sợ rủi ro khi lỡ nhận phải hàng kém chất lượng, hay là bên bán giao hàng chậm làm chậm trễ đơn hàng với đối tác bên mua.
– Phương thức chuyển tiền này, ngân hàng sẽ là bên trung gian thực hiện thanh toán theo ủy nhiệm để có thể hưởng thủ tục phí, không có bất kỳ sự ràng buộc nào về mặt pháp lý cả.
* Đối với hình thức thanh toán LC:
– Với hình thức thanh toán này, ngân hàng sẽ là người thực hiện thanh toán đúng theo quy định trong thư tín dụng, bất kỳ trường hợp người mua có chịu trả tiền hay là không.
– Việc chậm trễ trong việc chuyển chứng từ cũng được đảm bảo tối đa, hạn chế được điều này.
– Khi các chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành thì việc thanh toán sẽ được tiến hành ngay hoặc xác định ngày chi trả (với trường hợp LC trả chậm).
– Khách hàng cũng có thể đề nghị được chiết khấu LC nếu để có trước một khoản tiền cho việc chuẩn bị thực hiện các hợp đồng.
– Bên bán cũng yên tâm hơn, đảm bảo được việc bên mua sẽ thanh toán hết số tiền hàng, không bị mất tiền hàng oan.
– Ngân hàng cũng sẽ được hưởng một số hoa hồng trong cuộc thanh toán này, ngoài ra ngân hàng cũng sẽ mở rộng được mối quan hệ thương mại Quốc tế.
2. Nhược điểm đối với 2 hình thức thanh toán LC và TT:
* Nhược điểm của phương thức thanh toán TT:
– Phương thức này tiềm ẩn những nguy cơ rủi cao cho việc phụ thuộc vào chi trả tiền hàng của bên mua, nếu sử dụng phương thức này quyền lợi của bên bán cũng không được đảm bảo cao.
– Phương thức trả tiền trước cũng mang lại rất nhiều rủi ro, bởi vì đôi lúc bên bán không có đủ số hàng ngay khi bên bán đã nhận đủ tiền hàng, làm cho công ty, doanh nghiệp bên mua rơi vào thế bị động.
– Với hình thức trả tiền sau lại bất lợi đối với bên bán, bởi vì hàng hóa đã chuyển đi, bên mua đã nhận được và đã sử dụng rồi nhưng lại chậm việc lệnh chuyển tiền.
– Trường hợp rủi ro với việc bên mua không nhận hàng, thì bên bán lại phải mất tiền vận chuyển về doanh nghiệp hoặc phải bán rẻ.
– Thu hồi vốn của bên bán chậm hơn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
* Nhược điểm thanh toán với hình thức LC:
– Đối với bên bán sẽ không hiểu rõ phương thức thanh toán, hoặc một vài lý do nào đó không thể xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo quy định của tín dụng thư đề ra, hay là xuất trình muộn hơn so với thời gian đưa ra của tín dụng thư, lúc này ngân hàng sẽ từ chối việc chi trả tiền hàng cho bên bán.
– Đối với bên mua, tín dụng thư phát hành sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở và ngân hàng phát hành cũng sẽ không chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra chứng từ trong bộ chứng từ của bên bán, chỉ kiểm tra bền ngoài của bộ chứng từ đã phù hợp với điều khoản thanh toán LC chưa, cũng như xem hàng hóa đã được giao đủ hay chưa, chất lượng có đúng theo hợp đồng không đã thanh toán cho bên bán.
– Thanh toán bằng hình thức này, cũng khiến cho quyền lợi của một hay là 2 bên tham gia bị vi phạm là rủi ro rất cao.
Kết luận:
Với phương thức thanh toán bằng LC hay TT đều có những ưu – nhược điểm riêng, doanh nghiệp hay tổ chức muốn tham gia vào phương thức thanh toán nào cần phải hiểu rõ và kỹ quy trình để có thể thực hiện đúng hơn.
Mong rằng bài viết trên đã một phần nào giúp các bạn có thể hiểu hơn về 2 phương thức, trang bị cho mình thêm nghiệp vụ về xuất nhập khẩu. Chúc bạn thành công!
Hãy liên lạc ngay với SUNIMEX nếu bạn muốn được tư vấn thêm, nhận thêm báo giá hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi
- Zalo: 0949 63 53 89
- Facebook: https://www.facebook.com/Sunimex.com.vn
- Web: www.sunimex.com.vn
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 59 54/8F, Đường Số 8, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Liên Quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁNH TAY ROBOT
THỦ TỤC NHẬP KHẨU GHẾ XẾP DÃ NGOẠI, GHẾ ĐI CÂU
Bài viết liên quan
THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỪNG TƯƠI
30/05/2023
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỲ GÓI/ MỲ LY
18/05/2021