Thủ tục nhập khẩu phô mai - cheese

Thủ tục nhập khẩu phô mai - cheese

Thủ tục nhập khẩu phô mai - cheese. Hơn 1 thập kỉ qua, thị trường phô mai đang dần phát triển ở Việt Nam và nó được coi như là một loại thực phẩm bổ sung như sữa, sữa chua với hàm lượng canxi cao gấp 6 lần sữa.

Phô mai được sản xuất bằng cách kết đông protein trong sữa vì vậy nên các sản phẩm từ phô mai đều được đánh giá cao với khả năng vận chuyển và lưu trữ lâu dài. Hàm lượng chất béo, protein, canxi và phốt pho cao. ngoài ra nhỏ gọn và có hạn sử dụng dài hơn các sản phẩm khác từ sữa.

Giá trị tiêu thụ phô mai ở Việt Nam vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các sản phẩm từ sữa khác. Thị trường mặc dù tăng trưởng chậm nhưng được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định quanh mức 13%/năm trong giai đoạn 2020 – 2024. 

Về kim ngạch nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu phô mai tăng mạnh do việc tiêu thụ phô mai ở Việt Nam đang dần trở nên phổ biến và người Việt đang có xu hướng ưa chuộng đồ ăn nhanh, đặc biệt là bánh pizza hoặc bánh mì và các sản phẩm có chứa phô mai.

Phô mai tự nhiên được nhập về Việt Nam chủ yếu tại các thị trường bao gồm: Mỹ, New Zealand, Úc, Pháp, Hà Lan, Đức, Ba Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Italy, Tây Ban Nha, Ireland, Anh...

Chính vì nhu cầu sử dụng tăng cao nên có thể thấy được tiềm năng để phát triển thị trường này là rất lớn. Vậy để nhập khẩu phô mai về Việt Nam thì phải làm như thế nào? Chính sách nhập khẩu phô mai có gì đặc biệt? Thuế nhập khẩu phô mai là bao nhiêu phần trăm?

Không dài dòng nữa, cùng tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu phô mai - pho mát thôi nào!

Chính sách nhập khẩu phô mai - Cheese:

Chính sách nhập khẩu phô mai được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:

Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP quy đinh mặt hàng phô mai không nằm trong danh mục cấm hay hạn chế nhập khẩu nên không cần phải xin giấy phép.

Tuy nhiên theo nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành có quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm”.

Ngoài ra theo thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định mặt hàng phô mai cần phải đăng kí kiểm dịch động vật.

==> Vì vậy, đối với sản phẩm phô mai nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam lưu hành cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm. Để thực hiện được bước này thì trước hết phải có mẫu phô mai đó và bao bì ở Việt Nam trước để thử nghiệm. Còn chuyển mẫu từ nước ngoài về thế nào thì alo cho mình nhé 0949 63 53 89
Bên cạnh đó, do phô mai là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nên cần xin giấy phép để được kiểm dịch động vật khi hàng về đến Việt Nam. Xin giấy phép cụ thể như thế nào thì mời các bạn theo dõi tiếp xuống bên dưới bài viết nhé. Nó tương tự xin giấy phép nhập khẩu các sản phẩm thịt đông lạnh khác.

Mã HS Và Thuế Nhập Khẩu Phô Mai / pho mát - cheese:

Làm thế nào để biết mã HS của phô mai?

Để biết được mã HS của phô mai bạn cần xác định thông tin sản phẩm để tra cứu. Hoặc bạn gọi cho tôi 0949 63 53 89 để được tư vấn trực tiếp ( free nhé).
Phô mai được phân loại vào nhóm hàng nào trong mã HS? Phô mai được phân loại vào nhóm hàng 04 trong mã HS, tương ứng với các sản phẩm sữa và kem đông lạnh.

Chương 04: Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

0406 Pho mát và curd
040610 - Pho mát tươi (chưa ủ chín hoặc chưa xử lý), kể cả pho mát whey, và curd:
04061010 - - Pho mát tươi (chưa ủ chín hoặc chưa xử lý), kể cả pho mát whey
04061020 - - Curd
040620 - Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột, của tất cả các loại:
04062010 - - Đóng gói với trọng lượng cả bì trên 20 kg
04062090 - - Loại khác
04063000 - Pho mát đã chế biến, chưa xát nhỏ hoặc chưa làm thành bột
04064000 - Pho mát vân xanh và pho mát khác có vân được sản xuất từ men Penicillium roqueforti
04069000 - Pho mát loại khác

Thuế nhập khẩu phô mai - cheese bao gồm:

Thuế giá trị gia tăng VAT 10%. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%. Để nhận được thuế suất ưu đãi đặc biệt, bạn cần có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo form các nước được hưởng trong các Hiệp định thương mại thế giới.

Xem thêm:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT TRÂU ĐÔNG LẠNH
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH
THỦ TỤC NHẬP KHẨU PALANG

Quy trình khai báo thủ tục nhập khẩu phô mai - cheese

Xin giấy phép kiểm dịch động vật với cục thú y

Vì phô mai là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và sử dụng làm thực phẩm nên doanh nghiệp phải xin giấy phép kiểm dịch động vật sau đó phải đăng ký kiểm dịch động vật và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như các bài chia sẽ trước của mình về thủ tục nhập khẩu thịt đông lạnh, để xin được giấy phép kiểm dịch động vật thì bạn cần kiểm tra xem nhà máy sản xuất sản phẩm đó có nằm trong danh sách các doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu mặt hàng có nguồn gốc từ động vật trên cạn vào Việt Nam hay không.

Nhà máy sản xuất của nước nào thì tra cứu trong danh sách của nước đó. Nếu tên nhà máy không có trong danh sách thì hiện tại không được phép nhập khẩu từ nhà máy này. Nhà máy đó phải làm việc với bộ nông nghiệp tại bản địa để được cấp code xuất khẩu vào Việt Nam.

Xem danh sách nhà máy được phép xuất khẩu mặt hàng có nguồn gốc từ động vật trên cạn vào Việt Nam tại đây.

Hồ sơ để xin giấy phép kiểm dịch gồm có những chứng từ sau:

– Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu 19 dành cho động vật trên cạn và sản phẩm.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Mẫu Health Certificate của nước xuất khẩu (không nhất thiết là khách hàng của mình).

– Photo trang có nhà máy sản xuất mặt hàng của mình dựa trên danh sách đăng trên website của Nafiqad.

Toàn bộ hồ sơ gửi bưu điện ra địa chỉ sau: Phòng Kiểm dịch động vật – Cục Thú y Số 15 ngõ 78 đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Nhớ ghi kèm địa chỉ email và số điện thoại người liên lạc để cục thú y trả lời.

Trong vòng 5 ngày kể từ lúc nhận được hồ sơ, cục thú y sẽ kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cục sẽ gửi hướng dẫn kiểm dịch qua email cho doanh nghiệp

Khi nhận được giấy phép, in ra 1 bản và mang qua thú y vùng 6 tại 521 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Tân Bình (nằm trên đường Nguyễn Đình Khơi) để đối chiếu và đóng dấu.

Đấy là theo phương pháp nộp hồ sơ giấy, hiện nay đã được chuyển qua nộp hồ sơ online trên hệ thống 1 cửa nên tiện hơn rất là nhiều.

Các bạn có thể dự trù số lượng sản phẩm dự kiến nhập khẩu trong vòng 3 tháng để xin giấy phép 1 lần. Số lượng sẽ được trừ lùi khi nhập khẩu chính thức.

Nếu nhà máy sản xuất đã có tên trong danh sách thì chúng ta tiến hành bước kế tiếp là nhập khẩu 1 ít hàng mẫu để tiến hành làm công bố chất lượng sản phẩm với cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế.

Công bố chất lượng sản phẩm phô mai với cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế

Hồ sơ tự công bố bao gồm:

– Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 1)

– Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng (Bản chính hoặc bản sao y công chứng)

– Mẫu sản phẩm

– Mẫu nhãn hoặc hình ảnh sản phẩm

– Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

– Giấy phép kinh doanh có ngành nghề phù hợp
Phần tự công bố nên làm trươc khi nhập khẩu phô mai về Việt Nam nhé, vì khá tốn thời gian ở khâu này, nếu hàng về mới làm thì phát sinh chi phí lưu hàng ở cảng rất nhiều.

Đăng ký kiểm dịch động vật và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm pho mát - cheese

Mặt hàng bơ, phô mai khi nhập khẩu phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch.

Đăng ký kiểm dịch động vật phô mai nhập khẩu

Phô mai / pho mát là sản phẩm cần phải kiểm dịch theo thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT đối với sản phẩm động vật trên cạn. Để đăng ký kiểm dịch đối với phô mai cần chuẩn bị  bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký kiểm dịch (mẫu 3) (3 bản in 2 mặt trên giấy A4)

– Giấy phép kiểm dịch (bản gốc).

– Hóa đơn thương mại (Invoice)

– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list)

– Health Certificate (bản gốc). 

– Hợp đồng mua bán ngoại thương (Đối với mặt hàng đường sea).

Nộp hồ sơ tại văn phòng thú y vùng 6 tại 124 Phạm Thế Hiển, Phường 2, Quận 8 đối với hàng nhập khẩu bằng đường biển hoặc văn phòng thú y vùng 6 tại SCSC tại 30 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Tân Bình đối với hàng nhập khẩu bằng đường hàng không.

Cán bộ thú y sẽ kiểm tra hồ sơ, trừ lùi số lượng trên giấy phép và xác nhận trên đơn để khai hải quan và kiểm dịch

Khi có kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu, liên lạc cục thú y vùng 6 tại 521 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Tân Bình (nằm trên đường Nguyễn Đình Khơi) để lấy chứng thư. Mang theo giấy đăng ký kiểm dịch, biên bản lấy mẫu, tờ khai nhập khẩu.

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phô mai nhập khẩu

Theo thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ban hành ngày 09/04/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì mặt hàng phô mai chịu sự quản lý của bộ Công Thương.

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

– Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (3 bản)

– Hợp đồng ngoại thương (sales contract).

– Hoá đơn thương mại (commercial invoice). 

– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (packing list).

– Vận đơn (bill of lading)

– Bản công bố chất lượng sản phẩm (1 bộ đầy đủ cho mỗi sản phẩm).

– Giấy chứng nhận phân tích (Certificate of analysis) (nếu có).

Sau khi mở tờ khai chúng ta sẽ lấy mẫu kiểm dịch, khi cán bộ đã lấy mẫu xong nếu mẫu đạt thì trong 3-5 ngày làm việc chúng ta sẽ được cấp chứng thư. Và khi có chứng thư chúng ta sẽ bổ sung cho hải quan đăng ký và thông quan lô hàng.

Như vậy là xong quy trình nhập khẩu phô mai / pho mát - Cheese rồi, cũng không quá khó đúng không nào. Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm về nhập khẩu mặt hàng này, thì hãy tìm đến một đơn vị logistics để họ xử lý lấy hàng cho về nhanh nhé. Vì hàng này là hàng lạnh, nếu có phát sinh xảy ra ở cảng hoặc trong quá trình lấy hàng mà chưa có kinh nghiệm xử lý thì sẽ phát sinh rất nhiều chi phí và thời gian.

Hãy liên lạc ngay với SUNIMEX nếu bạn muốn được tư vấn thêm, nhận thêm báo giá hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi

Liên Quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁNH TAY ROBOT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GHẾ XẾP DÃ NGOẠI, GHẾ ĐI CÂU

THỦ TỤC NHẬP KHẨU KHOÁ CỬA THÔNG MINH

THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE NÂNG MỚI / CŨ

0966922800

0896444466